Chính sách thương mại Thanh long của Trung Quốc
Trung Quốc chỉ qui định về hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch mà không có qui định về hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch như ở Việt Nam, tuy nhiên, họ cũng cho phép cư dân biên giới được mua bán hàng hóa của Việt Nam ở một mức nhất định mà không phải chịu thuế. Như vậy:
Nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch: Thanh long nhập khẩu tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc không có nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay nhãn mác bao bì bởi thương lái Trung Quốc có mặt thường xuyên ở Việt Nam để xem hàng và mua trực tiếp đưa về Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Nhập khẩu theo đường chính ngạch:
Sau khi gia nhập WTO, tiêu chuẩn chất lượng về rau quả nhập khẩu vào Trung Quốc tương đối khắt khe. Tất cả rau quả nhập khẩu vào thị trường này bắt buộc phải kiểm dịch, tuân thủ quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, quy chế về nhãn mác, luật dán nhãn thực phẩm… Hiện nay, Việt Nam – Trung Quốc đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ký ngày 30/5/2008); Thoả thuận hợp tác về an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Kiểm nghiệm, Kiểm dịch và Giám sát Chất lượng Quốc gia (AQSIQ) ký ngày 1/9/2008; Biên bản hội đàm về kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và AQSIQ (ký ngày 9/1/2009).
Thực hiện lộ trình giảm thuế trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, hiện nay thanh long xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc áp dụng mức thuế nhập khẩu là 0% (nếu hoàn tất thủ tục hồ sơ, trong đó có Giấy Chứng nhận xuất xứ theo mẫu qui định - C/O form E) và chịu thuế VAT 11%.
Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, đây là cửa khẩu quốc gia của Trung Quốc, hàng hóa giao dịch qua thực hiện theo Luật Ngoại thương. Trước đây, thanh long xuất qua cửa khẩu này phải chịu thuế nhập khẩu và VAT, toàn bộ thuế nhập khẩu chuyển về Trung ương.
Đối với cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây) là cửa khẩu của địa phương tỉnh Quảng Tây, được áp dụng cơ chế riêng; thuế trái cây giảm 50% và để lại cho tỉnh. Do vậy Quảng Tây khuyến khích giao dịch ngoại thương biên giới qua cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài.
Tại cặp cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây), Trung Quốc có chủ trương khuyến khích buôn bán biên mậu và chỉ cho một số doanh nghiệp thuộc tỉnh biên giới (doanh nghiệp biên mậu) được nhập khẩu thanh long theo hình thức biên mậu tại cửa khẩu này theo kế hoạch cụ thể, thực chất là theo hạn ngạch nhất định.
Như vậy Trung Quốc vẫn kiểm soát số lượng doanh nghiệp, số lượng và giá cả thanh long nhập khẩu.
Thanh long Việt Nam xuất qua cửa khẩu Pò Chài (Quảng Tây) theo hình thức biên mậu được áp dụng thuế nhập khẩu của Trung Quốc là 0% và miễn giảm 50% thuế VAT.
Tại cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam), Chính quyền Vân Nam khuyến khích các doanh nghiệp buôn bán theo hình thức biên mậu. Theo đó, nếu thanh long xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu với hình thức biên mậu thì ngoài việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%, thuế VAT chỉ phải nộp là 3%; còn thực hiện bằng đường chính ngạch doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế VAT 11%.
Ngoài qui định về thuế nhập khẩu và thuế VAT, để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, Trung Quốc áp dụng qui định về an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.
Sơ đồ chuỗi cung ứng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc
Quy định về nhập khẩu thanh long tươi
Theo Hải quan Trung Quốc, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu quả thanh long tươi khoảng 520 nghìn tấn, với tổng kim ngạch khoảng 380 triệu USD, trong đó đa số là nhập khẩu từ Việt Nam với kim ngạch và giá trị chiếm tới 99% (một lượng nhỏ nhập khẩu từ Đài Loan).
Trước đây, thanh long tươi cung cấp cho thị trường Trung Quốc chủ yếu đến từ nội địa do Trung Quốc tự trồng và nnhập khẩu từ Việt Nam, nhưng từ nay có thêm nguồn cung thứ 3 là từ Indonesia.
Ngày 23/5/2020, Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thông báo một số loại thanh long tươi từ Indonesia được phép nhập khẩu vào Trung Quốc do đáp ứng các yêu cầu vệ sinh kiểm dịch tăng cường. Các loại trái cây được phê duyệt lần này là thanh long ruột tím, thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng.
Theo thông báo, việc phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thanh long tới Trung Quốc phải được kiểm tra bởi Cơ quan Kiểm dịch Thực phẩm Indonesia hoặc các cá nhân được tổ chức này ủy quyền.
Mặc dù thanh long không phải là loại trái cây bản địa của Indonesia, nhưng diện tích trồng thanh long tại nước này từ năm 2000 đến nay đang ngày càng tăng. Sản xuất thanh long hiện bao phủ gần như toàn bộ các vùng trên cả nước, trong đó Jember, Pasuruan, Malang, Lumajang và Banyuwangi tại East Java là các vùng sản xuất chính.
Phần lớn thanh long của Indonesia được tiêu dùng nội địa và phần còn lại được xuất khẩu. Những người trồng thanh long Indonesia có thể cung cấp cho thị trường gần như quanh năm, với thanh long ruột đỏ là loại được trồng phổ biến nhất và được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng.
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, bên cạnh Indonesia thì việc Campuchia đang nỗ lực đẩy mạnh tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với một số sản phẩm nông nghiệp như: xoài, nhãn, thanh long, dừa, ớt và yến sào trong lúc nước này đang bị dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là điều đáng để các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam quan tâm.
Song hiện nay mới chỉ có trái chuối của Campuchia được Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu. Năm 2019, Campuchia đã xuất khẩu 157.800 tấn chuối sang Trung Quốc, chiếm 99% lượng xuất khẩu chuối của cả nước và tăng 647% so với năm 2018. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia dự báo thanh long và xoài có thể nhận được sự chấp thuận nhập khẩu của Trung Quốc sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt.
Nhập khẩu thanh long từ Việt Nam
Trung Quốc hiện đang là một trong những quốc gia tiêu thụ chính của thanh long Việt xuất khẩu, chiếm gần 80% thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc có giá trị thực hiện 563.600 USD và đạt mức tăng 29,65% so với năm 2018. Trung Quốc gần đây đã đưa thanh long nhập khẩu chính ngạch vào danh sách 5 loại trái cây của Việt Nam buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên quy trình đăng ký tiêu chuẩn này không phức tạp, cũng tương như quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Với việc Cơ quan Hải quan Trung Quốc vừa cấp phép cho thanh long tươi của Indonesia nhập khẩu vào thị trường này sẽ khiến cho trái thanh long Việt Nam không còn ưu thế “một mình một chợ” nữa.
Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Chỉ tiêu chất lượng |
Tiêu chuẩn |
Trạng thái bên ngoài |
Thanh long tươi, vỏ đỏ, ruột trắng. |
Số lượng tai bị gãy ≤ 3 tai/trái, tai màu xanh tới vàng xanh, xanh tươi. |
|
Không chấp nhận nguyên liệu có tai gãy sát vào trái. |
|
Cuống trái phải được cắt sát. |
|
Họng trái phải được làm sạch. |
|
Màu sắc của vỏ, độ chín |
Độ chín của trái đạt màu từ 4-6 theo tiêu chuẩn |
Khoảng 75% màu đỏ đậm xuất hiện trên bề mặt vỏ trái cây, các tai màu xanh. |
|
Khoảng 90% trên bề mặt vỏ là màu hồng với 1 số điểm loang lổ màu xanh, các tai chuyển từ vàng xanh thành xanh tươi. |
|
Khoảng 95% trên bề mặt vỏ là hồng tươi với 1 số điểm màu xanh, các tai chuyển từ vàng xanh thành xanh tươi. |
|
Khối lượng |
Đảm bảo đủ khối lượng |
S: 300 – 380g |
|
M: 381 – 460g |
|
L: 461 – 600g |
|
Tỷ lệ phần không sử dụng |
Khoảng 40% khối lượng trái (Bao gồm vỏ trái, cuống trái, tai trái). |
Trạng thái bên trong |
Ruột trắng, hạt đen, thịt quả rắn chắc |
Bộ công thương
Ý kiến bạn đọc (0)