null Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản 11 tháng năm 2020

Trang chủ Thông tin thị trường

Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản 11 tháng năm 2020

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 35,9 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 17,5 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 18,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản 936 triệu USD.

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản 11 tháng đầu năm 2020

                                                                                                          (Đơn vị: tỷ USD)

 

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng XNK

Nhập siêu

11T/2020

17,5

18,4

35,9

0,94

Tăng/giảm so với 11T/2019

-5,7%

3,6%

-1,1%

 

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản cụ thể theo nhóm hàng trong 11 tháng đầu năm 2020 như sau:

- Nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt kim ngạch xuất khẩu 13,5 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là: hàng dệt may (đạt 3,2 tỷ USD, giảm 11,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (2,1 tỷ USD, giảm 10,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (1,8 tỷ USD, tăng 3,7%); gỗ và sản phẩm gỗ (1,16 tỷ USD, giảm 1,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (889,4 triệu USD, giảm 5,2%); giày dép các loại (768,2 triệu USD, giảm 12,7%); điện thoại các loại và linh kiện (854,3 triệu USD, tăng 13,4%); sản phẩm từ chất dẻo (620 triệu USD, giảm 7,5%); túi xách, ví, vali, mũ và ô dù (307 triệu USD, giảm 17,3%)…

- Nhóm hàng nông, thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 1,65 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng thủy sản (1,3 tỷ USD, giảm 3,5%); cà phê (170,4 triệu USD, tăng 15,4%); hàng rau quả (118,2 triệu USD, tăng 5,1%); hạt điều (38 triệu USD, tăng 62,5%); cao su (14 triệu USD, giảm 12,3%); hạt tiêu (6,8 triệu USD, giảm 0,1%)…

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản đạt kim ngạch xuất khẩu 154,9 triệu USD, giảm 53,4% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô (92 triệu USD, giảm 63,5%); than đá (46,9 triệu USD, giảm 26,8%); quặng và khoáng sản khác (15,9 triệu USD, giảm 0,5%).

- Nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch xuất khẩu 796,9 triệu USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: sản phẩm từ sắt thép (442,3 triệu USD, tăng 0,3%); dây diện và dây cáp điện (286,7 triệu USD, giảm 3,3%); sắt thép các loại (67,9 triệu USD, giảm 38%).

Tình hình nhập khẩu từ Nhật Bản cụ thể theo nhóm hàng trong 11 tháng đầu năm 2020 như sau:

- Nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt kim ngạch nhập khẩu 15,3 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó các mặt hàng có kim ngạch lớn là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (4,95 tỷ USD, tăng 21,7%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (4 tỷ USD, giảm 6,1%); phế liệu sắt thép (859 triệu USD, tăng 36,4%); sản phẩm từ chất dẻo (717,5 triệu USD, giảm 7,1%); vải các loại (587,3 triệu USD, giảm 21,3%)…

- Nhóm hàng nông, thủy sản đạt kim ngạch nhập khẩu 274,3 triệu USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hàng thủy sản (146,6 triệu USD, tăng 20%); cao su (127,7 triệu USD, giảm 11,7%);

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản đạt kim ngạch nhập khẩu 101,1 triệu USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: than đá (69,1 triệu USD, tăng 115%); sản phẩm khác từ dầu mỏ (25,6 triệu USD, giảm 8,8%); quặng và khoáng sản khác (6 triệu USD, tăng 18,6%);

- Nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch nhập khẩu 1,85 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: sắt thép các loại (1,3 tỷ USD, tăng 4,4%); sản phẩm từ sắt thép (437 triệu USD, giảm 16,4%); dây diện và dây cáp điện (118 triệu USD, giảm 5,3%).

Về tình hình đầu tư, tính đến ngày 20/11/2020 đã có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 26,4 tỷ USD. Nhật Bản xếp thứ 4 với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 7,6%, (sau Singapore 8,1 tỷ USD, chiếm 30,6%; Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, chiếm 14%; Trung Quốc 2,4 tỷ USD, chiếm 9,1%).

Bộ Công Thương

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn