null Người Việt chọn mua online thay mua sắm truyền thống

Trang chủ Thông tin thị trường

Người Việt chọn mua online thay mua sắm truyền thống

rong khi mua sắm truyền thống chưa thể phục hồi như trước dịch thì mua sắm online lại khá sôi động, tập trung vào nhóm chăm sóc sức khỏe, thời trang, làm đẹp…

Mua sắm truyền thống phục hồi nhưng chưa cao

Trong 5 tháng đầu năm nay các hoạt động mua sắm tại chợ truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được giới kinh doanh đánh giá đã sôi động trở lại. Tuy vậy sức mua của người dân và doanh nghiệp chưa bằng giai đoạn trước đây và vẫn còn khó khăn tác động của dịch bệnh.

Mua sắm ở các kênh truyền thống chưa phục hồi như trước dịch

Theo chia sẻ từ các Ban quản lý chợ trên địa bàn, tại nhiều chợ truyền thống, các quầy, sạp hàng dù mở cửa trở lại nhưng lượng khách mua thưa thớt, chủ yếu vẫn tập trung vào hàng tiêu dùng thiết yếu.

Bà Nguyễn Thị Tâm, chủ sạp Tuấn Tâm chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) cho biết, so với hồi đầu năm nay lượng khách mua tại chợ này đã cải thiện rõ rệt song nếu so với trước dịch (năm 2019) thì lượng khách chỉ đạt 2/3. “Tôi cho rằng chợ vắng chủ yếu do kinh tế khó khăn, khách du lịch giảm và khách hàng phần nào đã quen dần việc mua qua kênh online”- bà Tâm nói.

Thừa nhận thực trạng này, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, sức mua của người dân và doanh nghiệp hiện tại có tăng nhưng chưa bằng giai đoạn trước đây. Cụ thể chỉ tính riêng 3 chợ đầu mối địa bàn là Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, nếu tháng 5 năm 2019 tổng doanh thu đạt 263 nghìn tỷ đồng thì 5 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 214 nghìn tỷ đồng.

Mua sắm online dự kiến tiếp tục bùng nổ

Trong khi doanh thu bán lẻ truyền thống giảm thì hoạt động buôn bán trên thương mại điện tử có phần sôi động hơn. Cụ thể, Nghiên cứu mới nhất về “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng” được Visa vừa công bố cho thấy, mua sắm trực tuyến được duy trì sau đại dịch khi có 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.

Trên thực tế, trong một khảo sát về hành vi mua sắm trực tuyến được Lazada công cũng cho thấy, 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%. Cũng theo Lazada Việt Nam, các ngành hàng phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, du lịch, thời trang và chăm sóc sức khỏe được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, những nhà bán hàng trong ngành hàng thời trang được dự kiến sẽ đạt doanh thu bùng nổ về lượt truy cập và mức độ quan tâm khi nhu cầu du lịch, hoạt động ngoài trời của người dân tăng cao.

“Có thể nói, nhu cầu mua sắm trong mùa hè năm nay được dự báo hết sức khả quan dựa trên những quan sát về hành vi tìm kiếm của người dùng trên Lazada. Đây là thời điểm nhà bán hàng và thương hiệu nên nắm bắt để tăng cường tiếp cận sản phẩm đến người tiêu dùng, tối ưu hiển thị cũng như đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh thông qua các điểm chạm chiến lược từ Lazada như kênh livestream LazLive, các giải pháp liên kết tiếp thị, các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí” - bà Kaya Qin - Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam chia sẻ.

Mai Ca

https://congthuong.vn/nguoi-viet-chon-mua-online-thay-mua-sam-truyen-thong-179382.html

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Thanh tra

Đơn vị chủ quản: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp
Giám đốc: Lương Văn Phú
Địa chỉ: Khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Số 10 Lê Thị Riêng, P. 1, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3.853.382 – Email: tmdldt@dongthap.gov.vn